Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Ngọc Thiên
biêu 標
◎ Nôm: 𱍶 / 鑣 / 䮽 / 鏕 / 󱢌 âm THV. AHV: tiêu, phiêu. Sách Ngọc Thiên ghi: “Tiêu: ngọn cây” (標木末也). Lư Thậm bài Tặng lưu côn thi có câu: “lụa nàng thướt tha, giăng ở ngọn tùng” (綿綿女蘿,施于松標 miên miên nữ la, thi vu tùng tiêu). Tiếng Khách Gia: piau¹, biau¹, beu¹, peu¹. Âm HTC: *piauh [Schuessler 1988: 167]. Đây đồng thời là nguyên từ của cây nêu < 標幟 (áo cà sa mắc ở đầu ngọn sào là sự xác chỉ cho lãnh thổ của nước Phật), còn một số âm trại khác như bêu trong bêu đầu, nêu trong nêu danh, têu trong đầu têu. “biêu danh: nêu danh, dán danh” [Paulus của 1895: 57; n nam 1984: 44-49; MQL 2001: 1206]. 䮽. Phiên khác: biều (TVG), miều: cái quý, cái tốt (ĐDA), lèo: giải thưởng (BVN). Nay theo Schneider.
đgt. <từ cổ> nêu cao (vinh dự). Khiêm nhường ấy mới biêu quân tử, ai thấy Di Tề có thửa tranh. (Tự thuật 113.7).
tt. <từ cổ> vẻ vang, vinh dự, đáng được mọi người coi làm gương, “tiết biêu: tiết hạnh rỡ ràng” [Paulus của 1895: 57]. Phồn hoa chẳng dám, ngặt yên phận, trong thế, anh hùng ấy mới biêu. (Tự thuật 116.8).
dt. <từ cổ> cái được nêu lên đại diện cho những cái khác cùng loại, như trong tiêu biểu, tiêu chuẩn. Một niềm trung hiếu làm biêu cả, hai quyển “thi thư” ấy báu chôn. (Tự thán 111.5), biêu cả dịch từ chữ đại phiêu 大標: trỏ nhân phẩm cao thượng của người quân tử đáng làm tiêu chuẩn cho muôn đời. Trong sách giải âm, chữ biêu dịch chữ “đệ”, ví dụ: sang năm ứng thí ắt lĩnh biêu tiến sĩ (TKML qii: 77b), ngươi nhuận chi mới đến kẻ chợ, rút được biêu tiến sĩ (TKML q.iii: 59a) [N Tân 2013: 111].
dt. <từ cổ> (loại từ) cái, sự. Lấy biêu phú quý đổi biêu hèn, có kẻ thì chê có kẻ khen. (Tức sự 124.1).
bện 緶 / 編
◎ Nôm: 𥾽 / 卞 âm HTC *pên [Schuessler 1988: 165]. AHV: biền. Sách Ngọc Thiên ghi: “Biền: may” (緶,縫衣也). Sách Thuyết Văn thông huấn định thanh ghi: “Biền: may khíu hai mép lại” (緶, 縫緝其邊曰缏). Hán Việt tự điển ghi: “緶 biền: đánh dây, bện” [Thiều Chửu 1999: 440]. x. buộc bện. Ss đối ứng: phẳn (Tày) [HTA 2003: 405], ben, pen (4 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 178], palạnh, kom (Katu) [NH Hoành 1998: 248]. Nôm: 𥾽. Phiên khác: bợn: vướng (MQL).
đgt. HVVD “vướng víu” [PL 2012: 61], “quấn quýt, luẩn quẩn” [TVG, 1956: 34]. Nợ quân thân chưa báo được, hài hoa còn bện dặm thanh vân. (Ngôn chí 12.8)‖ (Tích cảnh 206.2).
phỉ 庀
◎ Nôm: 丕 AHV: phỉ (đủ). Sách Ngọc Thiên ghi: “Phỉ: đủ vậy” (庀具也). Sách Tả Truyện có câu: “tử mộc nước sở khiến cho thu đủ số binh khí” (楚子木使庀賦), lời sớ viết rằng: “khiến cho việc thuế được đủ” (治之使具也). Sau, “phỉ” dùng làm động từ với nghĩa “chuẩn bị cho đầy đủ”, như “phỉ tài” (chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu), “phỉ công” (chuẩn bị đủ thợ thuyền).
đgt. HVVD <từ cổ> “phỉ: đủ, đầy, no đủ, vừa khẳm. Phỉ chí. Phỉ ý. Phỉ lòng. Phỉ dạ: được như ý, thỏa tấm lòng phỉ nguyền: được như lòng sở nguyện” [Paulus của 1895: 811]. “thỏa, thỏa mãn” [Vương Lộc 2001: 132]. Vua Nghiêu Thuấn dân Nghiêu Thuấn, dường ấy ta đà phỉ thửa nguyền. (Tự thán 74.8)‖ (Thuật hứng 53.4)‖ (Bảo kính 143.6). chơi cho phỉ chí tang bồng (Nguyễn Công Trứ - quân tử cố cùng).
thao 縧 / 縚 / 絛
◎ Nôm: 絩 Phiên khác: thêu (ĐDA, Schneider, VVK, PL), nhiễu (TVG, BVN, MQL). Xét chữ Nôm là chữ tự tạo 絩, mà 兆 có AHV là “triệu” không có phiên án phương âm nào khả dĩ, vì vậy “兆” là cách viết tắt của thanh phù 洮 có AHV là “thao”. thêu là động từ, thao là danh từ (dây thao, nón quai thao, đánh thao), điều là danh từ (chiếu cạp điều). Chỉ có “thao” (danh từ) mới chuẩn đối với “muối” cũng như “dưa”, “gấm”. Nay cải chính. Về Từ Nguyên, “thao” là từ gốc Hán với ba tự dạng đã nêu. Sách Ngọc Thiên ghi: “Thao: dây gấm” (纓飾), sách Quảng Vận ghi: “Bện tơ thừng” (編絲繩), sách Chu Lễ có lời chú: “thao đọc như chữ 絛”, tết dải mũ, đều lấy tơ để trang sức” (條,讀爲絛。其樊及纓,皆以絛絲飾之). Chuỗi đồng nguyên: thao - điều - thêu.
dt. dây dệt từ tơ lụa có hoa văn đẹp. Muối miễn dưa dầu đủ bữa, thao cùng gấm mặc chưng đời. (Tự thán 104.4).
trui 焠 / 淬 / 碎
AHV: thối. Các âm Việt hoá: tôi (tôi vôi, tôi luyện), thui (nướng), lùi (mía lùi), lụi (nem lụi). Trui rèn = tôi luyện = tôi rèn. Thế kỷ XVII, Rhodes đã ghi nhận thui nghé, thui bò, thui tlâu, thui thuyền [1651, tb1994: 225], đồng thời ghi nhận “blui: nướng ở trên than hồng. nứàng blui: cùng một nghĩa” [1651, tb1994: 41]. Kiểu tái lập: *tʰlui¹ [TT Dương 2012c]. Chuỗi tôi - tui - thui - lùi - lụi - trui là từ HHV, đốt là từ THV. x. đốt.
đgt. <từ cổ> rèn kim loại, nhúng sắt luyện đỏ vào nước cho cứng (焠堅刀刃也) [Thuyết Văn], (焠,火入水也) [Ngọc Thiên]. “trui 焠: (tui) đốt đồ dao rựa và nhúng nước muối mà làm cho già thép, cho sắt cứng. Trui vào lửa: bỏ vào trong lửa. Nướng trui: nướng đốt ngoài vảy, ngoài da (cá lóc)” [Paulus của 1895: 1112]. Già trui thép cho nên mẻ, bể nồi hương bởi ngã bàn. (Bảo kính 185.5).